LTMT2
LTMT2
Change background image
LTMT2

We are family!


Go downThông điệp [Trang 1 trong tổng số 1 trang]

© FMvi.vn

Mon Apr 23, 2012 1:05 pm
Mr.Tuan
Mr.Tuan

Admin

1 số software dùng để theo dõi hệ thống khi OC:







1 số khái niệm cơ bản


1/ CPU Speed = CPU Multiplayer x FSB: Có thể thấy được điều này qua CPU-Z.

Minh họa với E2140@1600Mhz = 8 (CPU Multiplayer) x 200 (FSB)





Hướng dẫn cơ bản về Over Clock(OC hay ép xung) Cpu16001resizews5

  1. Specification: cho biết CPU Speed default (DF) của CPU. E2140@1,6Ghz : CPU Speed DF của E2140 là 1,6Ghz.
  2. Core Voltage: vCore
  3. Core Speed: CPU speed hiện tại của CPU
  4. Multiplier: CPU Multiplier. Được quy định bởi nhà sản xuất. E2140 có các giá trị là 6, 7, 8.
  5. Bus Speed: FSB. FSB hiện tại của E2140 là 200.


  • Với công thức trên thì có thể thấy rằng, để OC CPU có 2 cách: 1 là thay đổi CPU Multiplier, 2 là thay đổi FSB.
  • Thông thường CPU Multiplier bị khóa, điều này nghĩa là
    ta không thể tăng CPU Multiplier quá quy định của nhà sản xuất
    (với E2140 là 8). Hiện nay, Intel cho phép hạ CPU Speed của 1 số
    dòng CPU xuống dưới mức DF bằng cách giảm CPU Multiplier (thấp
    nhất là 6), mục đích của việc này là để giảm thiểu điện năng
    tiêu thụ (Intel SpeedStep).
  • Tuy nhiên, đối với 1 số CPU thuộc dòng Extreme (tên mã QX) thì các giá trị CPU Multiplier có thể được tùy biến theo ý muốn.
  • Điều đó có nghĩa là để OC CPU, thông thường sẽ áp dụng cách thứ 2, đó là thay đổi FSB.
Minh họa với E2140

DF: E2140 – FSB (200) x CPU Multiplier (6/7/8)





Hướng dẫn cơ bản về Over Clock(OC hay ép xung) Cpu1200resizemi2Hướng dẫn cơ bản về Over Clock(OC hay ép xung) Cpu1399resizeho2Hướng dẫn cơ bản về Over Clock(OC hay ép xung) Cpu1600resizeji4
OC: E2140 – FSB (300) x CPU Multiplier (6/7/8)





Hướng dẫn cơ bản về Over Clock(OC hay ép xung) Cpu1800resizebh2Hướng dẫn cơ bản về Over Clock(OC hay ép xung) Cpu2100resizezw8Hướng dẫn cơ bản về Over Clock(OC hay ép xung) Cpu2400resizexe1



Code:
1 số CPU của Intel

[b][u]Core 2 Quad:[/u][/b]
QX9775: 8.0x400 = 3.20 GHz
Q9300: 7.5x333 = 2.50 GHz
Q9450: 8.0x333 = 2.67 GHz
Q9550: 8.5x333 = 2.83 GHz
QX9650/QX6850: 9.0x333 = 3.00 GHz

Q6600: 9.0x266 = 2.40 GHz
QX/Q6700: 10.0x266 = 2.67 GHz
QX6800: 11.0x266 = 2.93 GHz

[u][b]Core 2 Duo:[/b][/u]
E6550: 7.0x333 = 2.33 GHz
E6750: 8.0x333 = 2.67 GHz
E8200: 8.0x333 = 2.67 GHz
E6850/8400: 9.0x333 = 3.00 GHz
E8500: 9.5x333 = 3.16 GHz

E6400/6420: 8.0x266 = 2.13 GHz
E6600: 9.0x266 = 2.40 GHz
E6700: 10.0x266 = 2.67 GHz
X6800: 11.0x266 = 2.93 GHz

E4300: 9.0x200 = 1.80 GHz
E6300/6320: 7.0x200 = 1.86 GHz
E4400: 10.0x200 = 2.00 GHz
E4500: 11.0x200 = 2.20 GHz
E4600: 12.0x200 = 2.40 GHz

[b][u]Dual Core:[/u][/b]
E2180: 10.0x200 = 2.00 Ghz
E2160: 9.0x200 = 1,80 Ghz
E2140: 8.0x200 = 1,60 Ghz

2/ RAM: phổ biến nhất hiện nay là DDR II, hoạt động ở điện thế DF là 1,8v.
Code:
DDR2-xxxx (Memory Frequency (Mhz) =  DRAM Frequency x 2)
-DDR2-5300 (667Mhz = 333x2)
-DDR2-6400 (800Mhz = 400x2)
-DDR2-8500 (1066Mhz = 533x2)

Minh họa:

  • OC RAM bằng cách thay đổi ratio, giữ nguyên FSB (300)


    FSB/DRAM = 5:6 thì DRAM Frequency = 360


    [center]Hướng dẫn cơ bản về Over Clock(OC hay ép xung) 56resizeresizevz8
FSB/DRAM = 5:8 thì DRAM Frequency = 480





Hướng dẫn cơ bản về Over Clock(OC hay ép xung) 58resizeresizeiy7
OC RAM bằng cách thay đổi FSB, giữ nguyên ratio: FSB/DRAM là 5:8.

FSB = 200 thì DRAM Frequency = 320





Hướng dẫn cơ bản về Over Clock(OC hay ép xung) Ram1al8
FSB = 300 thì DRAM Frequency = 480





Hướng dẫn cơ bản về Over Clock(OC hay ép xung) Ram2yx6
3/ vCore: điện thế cung cấp cho CPU.

  • Muốn
    CPU hoạt động ở CPU Speed cao thì cần phải cung cấp cho nó 1
    lượng vCore thích hợp, nếu không thì CPU không thể ổn định (stable) được. CPU Speed càng cao thì vCore cần phải cung cấp càng lớn. Càng tăng vCore thì nhiệt độ (temp)
    của CPU càng cao, đây cũng là 1 nguyên nhân gây nên sự mất ổn
    định khi OC -> cần phải đầu tư thích hợp cho cooling để cân
    bằng giữa vCore và temp của CPU.
  • vCore cần thiết để CPU có thể stable ở 1 mức CPU Speed nhất
    định là khác nhau đối với mỗi dòng CPU và cả đối với mỗi
    CPU. Cũng không có chuyện khi OC 10% ta chỉ cần tăng vCore 1% so
    với mức DF là đủ cho CPU có thể stable thì khi OC 20% ta chỉ
    cần tăng vCore 2% so với DF.
  • Do vậy không thể áp dụng cùng 1 settings cho những hệ thống
    khác nhau, cho dù các linh kiện thành phần có giống hệt nhau.
  • Mình thường chọn các mức 1.3v, 1.35v, 1.4v, 1.45v, 1.5v, 1,55v để test dần.

4/ Vdimm: điện thế cung cấp cho RAM.

  • Cũng
    tương tự như CPU, muốn RAM chạy ổn định ở DRAM Frequency cao thì
    cần phải cung cấp 1 lượng vdimm thích hợp cho nó. Với RAM DDR2
    thì vdimm DF là 1,8v
  • Vdimm cần thiết để stable RAM cũng tương tự như vCore cần thiết để stable CPU.

5/ Vdroop: tính năng của mobo để bảo vệ độ ổn định của hệ thống khi OC.

  • Nó
    thể hiện ở chỗ là trong BIOS bạn set vCore là 1,45 thì khi vào
    win, dùng CPU-Z để kiểm tra thì thấy còn 1,4x hay thấp hơn.
  • Việc này thì mobo nào cũng bị, chỉ khác nhau ở mức độ. không có gì phải lo lắng cả.

6/ Intel SpeedStep:
công nghệ tiết kiệm điện của Intel.

  • Khi
    enable chức năng này trong BIOS thì CPU sẽ chạy ở CPU Multiplier
    thấp nhất khi idle (E2140 là 6) và chạy ở CPU Multiplier cao nhất
    khi load (E2140 là 8).
  • Cách disable chức năng này sẽ nói ở dưới, nhưng theo mình
    thì enable nó cũng không ảnh hưởng gì đến hiệu năng của CPU.





1 minh họa nho nhỏ về tác dụng của OC qua phép thử SuperPI 1M






E2140@1,6GHZ






Hướng dẫn cơ bản về Over Clock(OC hay ép xung) Pi16il0




E2140@2,4GHZ






Hướng dẫn cơ bản về Over Clock(OC hay ép xung) Pi24resizess5




- Khái niệm về sự ổn định đổi với mình khi OC CPU và RAM là phải pass Orthos (blend) ít nhất 6h.

- Bản thân mình hay tìm mức stable cho CPU, RAM bằng cách dùng Super PI 1M:

  • CPU: Tìm mức FSB cao nhất có thể PI 1M ( tăng dần vCore
    mỗi khi không thể PI được, tăng vCore max khoảng 1,55v đến 1,6v)
    rồi sau đó hạ FSB xuống 30 - 50 đế test Orthos. Lúc này nên chọn
    FSB/DRAM là 1:1 để tránh ảnh hưởng của RAM đến việc OC CPU.
  • RAM: tìm mức DRAM Frequency cao nhất có thể PI 1M (tăng dần
    vdimm mỗi khi không PI được, tăng vdimm max khoảng 2,5v) rồi sao đó
    hạ xuống 50 – 70 Mhz để test Orthos.







BIOS và ý nghĩa 1 số options cơ bản


Đọc manual đi kèm theo mobo để biết cách vào BIOS, thông thường là ấn Delete ngay sau khi khởi động máy.




Quote:





BIOS Mobo GIGABYTE và 1 số options cơ bản khi OC






Hướng dẫn cơ bản về Over Clock(OC hay ép xung) Wol_errorẢnh đã được thu nhỏ. Vui lòng nhấn vào đây để xem kích thước thật 756x600.
Hướng dẫn cơ bản về Over Clock(OC hay ép xung) B1nt6
Như đã nói ở trên, để disable Intel SpeedStep thì vào Advanced BIOS Features, tìm CPU Enhanced Halt (C1E) và CPU EIST Function rồi chọn disable. Lúc này, CPU sẽ luôn chạy với CPU Multiplier cao nhất của nó.





Hướng dẫn cơ bản về Over Clock(OC hay ép xung) Bios3resizexw6
Tiếp theo là đến MB Intelligent Tweaker (M.I.T): mọi thứ như CPU Multiplier, FSB, FSB/DRAM, RAM Timing, vCore, vdimm... đều tập trung ở đây.

Đối với 1 số mobo GIGABYTE, để có thể chỉnh được RAM timing, bạn cần Ctrl F1 trước khi vào M.I.T

M.I.T trước khi Ctrl F1





Hướng dẫn cơ bản về Over Clock(OC hay ép xung) Gmibthumbdm3
M.I.T sau khi Ctrl F1





Hướng dẫn cơ bản về Over Clock(OC hay ép xung) Gmib2athumbxx5
Ý nghĩa 1 số options cơ bản của M.I.T để OC CPU và RAM






Hướng dẫn cơ bản về Over Clock(OC hay ép xung) 78334706bn9

  • CPU Clock Ratio: thay đổi CPU Multiplier
  • CPU Host Clock Control: Enable/Disable tác dụng việc thay đổi FSB
  • CPU Host Frequency: FSB – mức độ tăng giảm tùy theo main.
  • CPU Frequency: thể hiện CPU Speed = CPU Host Frequency x CPU Clock Ratio
  • PCI Express Frequency: lock (100 -> 115)
  • System Memory Multiplier (SPD): thông thường có các giá trị là: 2.0, 2.4, 2.5, 3, 3.3,... -> thay đổi FSB/DRAM (ratio).
    Với mỗi giá trị CPU Host Frequency và SPD nhất định ta sẽ có
    giá trị Memory Frequency tương ứng. (Memory Frequency = CPU Host
    Frequency x SPD)
  • System Volage Control - Manual: tùy chọn để có thể tăng/giảm điện thế
  • DDR2 OverVoltage Control -> vdimm: thông
    thường có các giá trị là 0.1, 0.2, ... Như đã nói, vdimm DF
    của RAM DDR2 là 1,8v nên khi chọn là 0,1 thì có nghĩa là RAM
    của bạn đang hoạt động ở 1,9v.
  • CPU Voltage Control -> vCore: chọn các giá trị thích hợp để cung cấp điện thế cho CPU.
  • DRAM Timing Selectable (SPD) - Manual: thay đổi RAM Timing.



  • Sau khi thay đổi các thông số thì F10 để save, rồi hồi hộp chờ đợi.
  • Khi OC lỗi (boot không lên,...) thì clearCMOS.
    Cách nhanh nhất là tháo pin CMOS vài s rồi lắp lại. Lúc này,
    các settings của BIOS sẽ trả về DF.

  • Những options không đề cập đến là do mình không biết rõ về
    nó, nhưng với việc hiểu và áp dụng đúng cách thay đổi các
    options đã nói là các bạn có thể OC CPU và RAM 1 cách khá
    hiệu quả.




Mobo GIGABYTE




Mobo GIGABYTE và cách đặt tên:



GA-965P/P35/X38/X48/...T/C-DS(2/3/4/5)L/P/R/H-DQ6



  • 965P/P35/X38/X48/...: chipset sử dụng.
  • T: dùng RAM DDR3

  • C: dùng RAM DDR2, DDR3
  • D: Durable - Tụ rắn
  • S(2/3/4/5): Smart; Safe; Speed; Silent-Pipe; Smaller, Faster and More
  • R: Raid
  • L: Lite (cắt giảm 1 số tính năng như Raid,...)
  • H: HDMI

  • P: Pro (cho phép chạy 2 VGA PCI-Ex)
  • Q: Quad DDR II, Quad BIOS, Quad Cooling, Quad e-SATA2, Quad Triple Phase, Quad-Core Optimized
  • E: Energy Saver - Tiết kiệm điện

                                                                                                                                                                                                   Nguồn:VOZ
https://ltmt2.forum-viet.com

Thích

Báo xấu [0]

Gửi một bình luận lên tường nhà Mr.Tuan
Trả lời nhanh

Về Đầu TrangThông điệp [Trang 1 trong tổng số 1 trang]

  © FMvi.vn

« Xem bài trước | Xem bài kế tiếp »

Bài viết liên quan

    Quyền hạn của bạn:

    Bạn không có quyền trả lời bài viết